Sự thật là những bao hoạt dịch, miếng đệm ở sụn khớp gối, khớp xương có cấu thành chủ yếu từ nước. Khi cơ thể thiếu nước, các sụn sẽ hoạt động kém, giảm độ ma sát - dẫn đến các khớp phục hồi chậm và gây ra chứng đau khớp.
Do đó, không có lý do gì khiến bạn từ chối việc uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày để khớp xương trong cơ thể "vận hành" một cách mượt mà.
4. Cơ thể tươi như hoa
Nước là nguồn cung cấp năng lượng tốt nhất cho cơ thể, do đó nếu thiếu nước sẽ khiến quá trình thay đổi enzyme trong cơ thể bị chậm lại, khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi.
Không những thế, khi cơ thể bị thiếu nước, các bộ phận trong cơ thể - đặc biệt là da sẽ bị khô, xuất hiện nhiều nếp nhăn. Đồng thời, chứng bệnh táo bón luôn trực chờ do ruột già là cơ quan trọng yếu để đưa nước về, đảm bảo cung cấp đủ nước cho các bộ phận chức năng thiết yếu khác của cơ thể.
Nếu không được cung cấp đủ nước, những chất thải dư thừa sẽ xuống ruột già chậm, thậm chí không xuống - điều này gây ra hiện tượng táo bón. Bởi vậy, bạn hãy sớm từ bỏ thói quen lười uống nước mà "nạp" đủ lượng nước cơ thể cần để cơ thể luôn tươi mới.
5. Não không bị "bấn loạn"
Bạn có biết, 85% não của chúng ta là nước, nếu não thiếu nước thì ta rất dễ bị tử vong. Bởi não giữ vai trò điều khiển lượng nước trong cơ thể, nếu cảm thấy thiếu nước - não sẽ “rút” nước từ các bộ phận khác trong cơ thể về não để nuôi sống nó.
Điều này giúp cho não sống được nhưng các bộ phận khác sẽ bị trục trặc. Khi thiếu nước, não báo hiệu cho ta thông qua cảm giác khát. Khi thiếu nước trầm trọng, ta không chỉ có cảm giác khát mà còn bị nhức đầu kèm theo chóng mặt, choáng váng.
6. Da căng mướt
Sự mất nước trong cơ thể sẽ làm suy yếu chức năng bài tiết độc tố qua da, khiến làn da trở nên dễ bị tổn thương. Cùng với đó, các nguy cơ viêm da, vẩy nến cũng như nếp nhăn và hắc tố da tăng cao.
Để tránh tình trạng này, không lý do gì mà bạn từ chối uống 8 - 10 ly nước mỗi ngày để làn da được cung cấp đủ nước, tăng sự đàn hồi, tươi trẻ cho da.
7. Không bị kiệt sức, đột quỵ
Đồng hành với nước trong cơ thể là chất điện giải hay còn gọi là các khoáng chất. Chất điện giải đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng độ ẩm cho cơ thể, điều hòa nồng độ pH của máu, thẩm thấu các ion, kali, magie... - những thành phần quan trọng với dịch lỏng trong tế bào.
Còn các ion, natri, clo là thành phần không thể thiếu được của huyết tương. Chính vì vậy tình trạng mất nước và chất điện giải có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe. Bổ sung điện giải, nước trong cơ thể sẽ giúp bạn tránh nguy cơ kiệt sức, đột quỵ.
8. Đẩy lùi nguy cơ phát triển ung thư bàng quang
Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Brown (Mỹ) mới đây đã chỉ ra, nam giới uống nhiều nước làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang lên đến 24%.
Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy, uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể thanh lọc cơ thể, đào thải nhiều tạp chất có khả năng gây ung thư.
9. "Hóa giải" dịch bẩn trong cơ thể
Không phải tự nhiên mà các bác sĩ khuyên chúng ta uống nước mỗi khi bị ốm hoặc bị cảm lạnh. Khoa học đã chứng minh, nước sẽ giúp các dịch bẩn của cơ thể như đờm, được thải ra dễ dàng hơn.
10. (Nếu đang mang thai) Em bé trong bụng sẽ khỏe hơn
Dù mang thai hay không thì nước luôn là một trong những yếu tố duy trì sức khỏe cơ thể. Tuy nhiên, trong quá trình thai nghén, cơ thể bạn cần nhiều nước hơn để đáp ứng nhu cầu đang thay đổi từng ngày của cơ thể.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ ngăn ngừa tình trạng khử nước. Tình trạng khử nước khi mang thai có thể dẫn tới những hậu quả như đau đầu, khả năng giữ nước, buồn nôn, chuột rút, phù nề và chóng mặt.
Uống đủ nước - khoảng 10 ly nước/ngày trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể giảm thiểu tình trạng kích thích dạ con co bóp, dẫn tới sảy thai.