Việc sử dụng nguồn nước ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm kim loại nặng (asen, thủy ngân, sắt, kẽm, magie...) trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gây tổn thương hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ thần kinh,… đẩy con người vào tình trạng vô cùng nguy hiểm, gánh chịu sự hành hạ của các bệnh nan y như: ung thư, sỏi thận, tổn thương não,… Kết quả của các cuộc nghiên cứu tại một số tỉnh thành có làng ung thư như: Cờ đỏ- Nghệ An, Mẫn Xá- Bắc Ninh, Thổ Vy- Thanh Hóa…cho thấy nguồn nước ở các khu vực này ô nhiễm rất nặng và là nguyên nhân chính gây ra ung thư của người dân ở đây.
Nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng sẽ biểu hiện rất rõ bằng màu sắc đặc trưng của kim loại đó và bạn có thể nhận biết nếu để ý quan sát 1 chút.
Màu vàng: Đây là màu sắc đặc trưng của nguồn nước bị nhiễm nhiều sắt. Nguồn nước giếng khoan sau khi bơm lên tiếp xúc với oxy trong không khí tạo nên các oxit sắt đóng vàng hay nâu đỏ ở trên mặt nước. Sau một thời gian sử dụng nguồn nước nhiễm sắt, các dụng cụ như thiết bị vệ sinh dễ bị hoen ố, các vật bằng kim loại như vòi nước, dao,… nhanh chóng bị sét gỉ. Ngoài ra bạn cũng cần chú ý nước bị nhiễm amoni cũng có màu vàng tuy nhiên nước trong, không có cặn, để lâu ngoài trời thì màu vàng sẽ đậm hơn.
Màu nâu đen: Đây là màu sắc đặc trưng của nước nhiễm mangan, asen. Lúc này, mặt nước xuất hiện váng đen, bám vào các vật dụng đựng nước đặc biệt là thiết bị bằng sành sứ như bồn cầu, bồn tắm,…
Cặn trắng: đây là dấu hiệu cho thấy nguồn nước nhà bạn bị nhiễm canxi hay magie, thường gây kết tủa trắng ở vật dụng đựng nước lâu ngày như bồn xả vệ sinh, đáy ấm đun nước …
Trên thực tế, có rất nhiều hộ gia đình đã gặp phải hiện tượng này. Anh Vũ Thanh Hà, ngụ tại huyện Đông Anh-Hà Nội sử dụng nguồn nước giếng khoan để phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Thoạt đầu, anh nhìn thấy nước trong nên cũng nghĩ nước mình dùng là nước sạch vì đã xử lý qua bồn lọc thủ công 2 tầng cho đến khi phát hiện các vật dụng vệ sinh sử dụng trong nhà đều ngả màu vàng, nhất là bồn xả vệ sinh. Anh cho biết: “Mỗi khi mở nắp bồn xả thấy nước có màu vàng sậm, đóng váng trên mặt. Nếu vặn vòi nước kiểm tra ngay khi đó thì thấy nước ban đầu cũng màu vàng đục một lúc sau mới hết.”
Ngoài hiện tượng màu sắc thay đổi thì đôi khi nguồn nước ô nhiễm còn có một số mùi khó chịu. Tuy nhiên, nước không có màu và mùi lạ chưa chắc đã là nước sạch tốt cho sức khỏe… bởi vì nếu hàm lượng các chất khoáng tương đối thấp, nước vẫn trong và không có mùi thì bạn cũng rất khó nhận biết nước có bị ô nhiễm hay không hoặc có những chất độc hại không màu, không mùi, không vị…vẫn tồn tại trong nước khiến bằng những giác quan thông thường thì chúng ta không thể thấy được. Mặt khác, nguy cơ sử dụng nước ô nhiễm không chỉ xảy ra với nguồn nước giếng khoan mà các gia đình ở nông thôn, miền núi hay sử dụng mà ngay tại Thành phố lớn như Hà Nội, năm 2014, Bộ Y Tế đã từng cảnh báo khu đô thị Mỹ Đình 2 tình trạng nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm asen với nồng độ cao gấp 4 lần cho phép, khu vực chung cư Tam Trinh, nguồn nước máy sinh hoạt của người dân bỗng dưng xuất hiện vẩn đục, màu đen mà không rõ nguyên nhân cụ thể.
Vì vậy, sử dụng nguồn nước sạch cho sinh hoạt và ăn uống là một trong những cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình
Chia sẻ bài viết:
Địa chỉ
XỬ LÝ NƯỚC - ĐIỆN MÁY - BẤT ĐỘNG SẢN
---------------------------------------------------------------------
Lọc nước 247